Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ diễn ra liên tục từ khi còn trong bụng mẹ cho đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ thường phân thành 3 mốc quan trọng là: 6 năm đầu đời, tiền dậy thì, dậy thì và trưởng thành. Theo nghiên cứu, 6 năm đầu là “giai đoạn vàng” mà bé phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất.
Trong giai đoạn này, ngoài chiều cao, bé cũng cần được phát triển thêm nhiều yếu tố về mặt thể lực như: sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ, …Nhiều bậc cha mẹ không thể nhìn ra và thấu hiểu được sự thay đổi trong các giai đoạn này. Vậy thì hãy cùng tham khảo bài viết mà chúng tôi đem đến dưới đây để có thể biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển của con yêu nhà mình nhé!
- Đây là giai đoạn được xem là có tốc độ phát triển nhanh nhất trong quá trình khôn lớn của con. Tuy nhiên, nếu trẻ không được bổ sung đủ các vi chất dinh dưỡng sẽ mắc nhiều bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng về sau, ảnh hưởng lớn để sự phát triển toàn diện, cả trí não lẫn thể chất.
- Đặc điểm thứ hai là lúc trẻ bắt đầu ăn dặm (tháng thứ 6 trở đi), trẻ sẽ bị ốm vặt nhiều hơn trẻ sơ sinh vì kháng thể trong sữa mẹ suy giảm cộng với việc tập lẫy, bò, đi, …khiến bé tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân gây bệnh.
- Tình trạng ốm vặt thường xuyên là do cơ thể bé thiếu sức đề kháng, hệ miễn dịch suy giảm gây nên các tình trạng như biếng ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, …
- Do đó, mẹ cần cho bé tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài để cơ thể trẻ quen dần với những sự thay đổi, tăng cường sức để kháng tự nhiên thay vì cứ để trẻ ở mãi trong nhà.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung đủ vitamin C cho trẻ để cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tránh được nguy cơ mắc phải các căn bệnh nhiễm khuẩn.
- Ở giai đoạn này, cấu trúc bộ não của trẻ gần như hoàn chỉnh và có trọng lượng gần bằng não bộ của người lớn. Mặc dù sự phát triển về chiều cao và cân nặng đã bắt đầu chậm dần so với giai đoạn trước nhưng về trí não đã có những sự phát triển vượt bậc, bé dần dần có những sự tò mò và khám phá về thế giới xung quanh.
- Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn bé tiếp xúc với nhiều đồ vật khiến khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
- Một điều nữa, lúc này bé cũng sẽ thay đổi môi trường từ nhà đến trường học khiến trẻ có thể khó thích nghi ở giai đoạn đầu. Đồng thời, khả năng nhiễm bệnh ở trường học cũng cao hơn như: tay chân miệng, tiêu chảy cấp, …
- Lúc này, mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn để bé có thể tự do học hỏi, khám phá mà không lo bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Bên cạnh đó, ngoài cho bé nâng cao thể lực bằng các hoạt động thể lực như chạy, nhảy thì mẹ cần hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân và có thói quen ăn uống lành mạnh.
- Thông thường, tuổi dậy thì được tính là 10 – 15 tuổi, đây là giai đoạn đặc trưng và dễ nhận ra nhất vì bé tăng trưởng vượt bậc về khung xương, cơ bắp cũng như chức năng sinh dục.
- Lúc này, chiều cao tăng trưởng khá nhanh. Đối với bé gái, ở 10 tuổi, chiều cao tăng từ 10cm/năm và 15cm/năm ở độ tuổi 12. Đối với bé trai thì có tốc độ tăng trưởng ở 12 tuổi là 10cm/năm, 14 tuổi là 15cm/năm và sẽ giảm dần khi bé gái 15 tuổi và bé trai 17 tuổi.
- Đây cũng là giai đoạn quyết định đến chiều cao trung bình của người trưởng thành đến 23%. Kích thước, khối lượng và mật độ chất khoáng ở xương cũng tăng lên khoảng 4% mỗi năm khi trẻ 8 tuổi đến tuổi vị thành niên.
- Vì sự phát triển chiều cao có liên quan đến sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương và hoạt động của các hormone tăng trưởng nên trong giai đoạn này, bé cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng cao cùng chế độ luyện tập thích hợp.
Trong giai đoạn dậy thì, mẹ cần chú ý bổ sung những chất sau để có thể phát triển chiều cao cho trẻ.
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Buddilac.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *